Khoai lang từ lâu đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam, không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, liệu rằng Nâng mũi ăn khoai lang được không? Ăn khoai lang có gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi sau khi nâng mũi hay không? Bác sĩ Trung sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay sau đây. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Sau nâng mũi ăn khoai lang được không?
Đối với thắc mắc Nâng mũi ăn khoai lang được không, Bác sĩ Trung – một bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ cho biết rằng sau bạn hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Khoai lang không chỉ không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục sau nâng mũi mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích, tốt cho quá trình hồi phục và giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Hơn nữa, khoai lang còn cung cấp một lượng lớn vitamin, chất xơ, khoáng chất, Niacin Riboflavin,… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật nâng mũi.
Ngoài khoai lang, nhiều chị em còn thắc mắc rằng có được ăn bắp khi vừa nâng mũi xong hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết “Nâng mũi ăn bắp được không” tại chuyên mục Tin tức làm đẹp của bác sĩ Trung để biết thêm thông tin chi tiết.
Công dụng của khoai lang đối với quá trình phục hồi vết thương
Trong khoai lang có một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những thành phần này sẽ giúp cơ thể bạn tái tạo tế bào mới nhanh chóng, giảm viêm và bảo vệ da khỏi những tác hại từ môi trường. Nhờ đó, quá trình hồi phục sau phẫu thuật sẽ diễn ra suôn sẻ và bạn sớm có được chiếc mũi như ý muốn.
Dưới đây là một số dưỡng chất có trong khoai lang và công dụng của khoai lang đối với quá trình hồi phục vết thương của bạn sau khi nâng mũi:
- Vitamin A: Loại vitamin này có khả năng tái tạo da, giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, hạn chế tình trạng sẹo.
- Vitamin C: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các nguyên nhân gây viêm nhiễm, hỗ trợ quá trình sản sinh collagen, giúp da săn chắc và đàn hồi tốt hơn.
- Các vitamin nhóm B: Giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
- Beta-carotene: Đây là tiền chất của vitamin A, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của gốc tự do, giúp da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
- Chất xơ: Giúp nhuận trường, ngăn ngừa táo bón.
- Kali: Hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm phù nề, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
Một số lưu ý khi ăn khoai lang sau nâng mũi
Mặc dù việc ăn khoai lang sau nâng mũi là điều hoàn toàn có thể, tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Mỗi ngày chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa đủ, nên ăn khoảng 250-300 gram, chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn tránh việc khó tiêu và khó hấp thụ dinh dưỡng.
- Chế biến khoai lang bằng cách luộc, hấp hoặc nướng để giữ nguyên dưỡng chất.
- Tránh các món khoai lang chiên, xào nhiều dầu mỡ dễ gây khó tiêu.
Các loại khoai khác nên ăn sau khi nâng mũi
Bên cạnh khoai lang, bạn có thể thay đổi khẩu vị với khoai tây, khoai môn hoặc khoai mỡ. Mỗi loại khoai đều mang đến những giá trị dinh dưỡng riêng, giúp bạn có một quá trình hồi phục hiệu quả và nhanh chóng hơn:
- Khoai môn
Trong khoai môn có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, kali và magie… giúp hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Những khoáng chất này trong khoai tây có khả năng kháng viêm mạnh mẽ.
Đặc biệt, chất bẽo bão hòa có trong khoai môn không gây tăng cân, giúp bạn duy trì cân nặng ổn định trong quá trình phục hồi.
- Khoai mỡ
Trong khoai mỡ có chứa lượng carbohydrate dồi dào cùng vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.
- Khoai tây
Khoai tây là một nguồn cung cấp vitamin C rất tốt, giúp tăng cường quá trình làm lành vết thương bằng cách thúc đẩy sự tái tạo tế bào da.
Bên cạnh đó, trong khoai tây còn chứa glutathione hỗ trợ chống lại các tác động của gốc tự do, giảm thiểu khả năng hình thành sẹo thâm ở vùng mũi sau khi nâng.
>>> XEM THÊM: Nâng mũi ăn đậu bắp được không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?
Một số thực phẩm hạn chế hậu phẫu thuật nâng mũi
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau nâng mũi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với cơ thể không chỉ giúp vết thương mau lành mà còn hỗ trợ làm đẹp da, vì một chiếc mũi đẹp cũng cần nằm trên một làn da đẹp để nhan sắc được nổi bật hơn.
Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên kiêng sau khi nâng mũi:
- Các loại thực phẩm cay nóng: Ngoài ớt, các loại gia vị như tiêu, hạt tiêu đen, gừng cũng có thể gây kích ứng và làm tăng sưng tấy.
- Đồ uống: Không chỉ rượu bia, các loại nước ngọt có ga, cà phê cũng chứa chất kích thích, làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu và làm chậm quá trình lành vết thương.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Ngoài đồ ăn đóng hộp, các loại xúc xích, thịt nguội, đồ ăn nhanh cũng chứa nhiều chất bảo quản, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe.
- Thực phẩm gây dị ứng: Mỗi người có một cơ địa khác nhau, vì vậy cần tránh các loại thực phẩm mà cơ thể dễ bị dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng… để tránh tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu.
Để vết thương mau lành, bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như:
- Protein: Giúp tăng cường miễn dịch tái tạo tế bào da.
- Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Kẽm: Giúp sản xuất collagen và tăng cường hệ miễn dịch.
- Sắt: Cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào.
Bạn có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng này trong các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại hạt, rau xanh, trái cây.
KẾT
Hy vọng với những giải đáp mà Bác sĩ Trung chia sẻ qua bài viết trên có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi “Nâng mũi ăn khoai lang được không?”. Khoai lang không chỉ là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật, đặc biệt là nâng mũi.
VÕ THÀNH TRUNG – BÁC SĨ CHUYÊN KHOA THẨM MỸ
- Sáng Lập Và Điều Hành Viện Thẩm Mỹ La Ratio
- Chuyên Gia Cao Cấp, Phó Giám Đốc Trung Tâm Thẩm Mỹ Quốc Tế Trung Ương Huế
- Giám Đốc Trung Tâm Thẩm Mỹ DNC – La Ratio, Bệnh Viện Đại Học Nam Cần Thơ
- Địa chỉ:
– CS 1: 391E Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM
– CS 2: 182 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
- LH Trợ lý Bác sĩ: 0971 69 09 89
- Fanpage: https://www.facebook.com/bsvothanhtrung