BS Trung giải đáp: Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến của người dân Việt Nam. Vì vậy, sau khi nâng mũi xong, câu hỏi đặt ra là nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được rất nhiều người quan tâm. Cùng với đó là câu hỏi đi xe máy ngay sau khi nâng mũi có sao không, có ảnh hưởng gì đến mũi không? Câu trả lời chi tiết từ Bác sĩ Trung sẽ được chia sẻ ngay dưới đây. 

nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được

Sau khi nâng mũi có được đi xe máy không?

Với câu hỏi sau khi nâng mũi có được đi xe máy không? Bác sĩ Trung trả lời là KHÔNG NÊN.

Xe máy tuy là phương tiện thông dụng nhưng sau khi vừa nâng mũi xong, để tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến sự ổn định của dáng mũi sau khi vừa nâng mũi xong, bạn không nên đi lại bằng phương tiện này. 

Tác hại của việc đi xe máy quá sớm sau nâng mũi: Gây sưng tấy, chảy máu, làm lệch dáng mũi, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Những dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ: Sưng đỏ, đau nhức quá mức, chảy máu nhiều, sốt, khó thở.

sau khi nâng mũi có được đi xe máy không
Sau khi vừa nâng mũi xong, bạn không nên đi xe máy

Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được

Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được, Bác sĩ Trung cho biết: Thực tế, khách hàng có thể lái xe máy sau 2-3 ngày nếu nâng mũi bình thường và sau 5-7 ngày nếu nâng mũi cấu trúc. Tuy nhiên, thời điểm lái xe tốt nhất là khi dáng mũi đã ổn định tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Đối với những người có sức khỏe yếu, mũi mất nhiều thời gian để lành vết thương và hồi phục hoàn toàn. Nếu mũi vẫn sưng và bầm tím bạn nên chăm sóc mũi đúng cách, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại làm ảnh hưởng đến mũi. 

nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được
Bạn có thể lái xe máy sau 2-3 ngày nếu nâng mũi bình thường và sau 5-7 ngày nếu nâng mũi cấu trúc

Tại sao cần phải hạn chế đi xe máy sau khi phẫu thuật nâng mũi

Sau khi nâng mũi, việc đi xe máy là điều cần hết sức tránh. Bởi vì, những tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả phẫu thuật, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Khói bụi trên đường khiến mũi bị nhiễm trùng, viêm nhiễm

Mặc dù đã được băng kín, vết thương sau nâng mũi vẫn rất dễ bị nhiễm trùng bởi bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường. Việc đi xe máy sẽ khiến mũi tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sưng đỏ và lâu lành.

hạn chế đi xe máy sau nâng mũi
Việc đi xe máy sẽ khiến mũi tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sưng đỏ và lâu lành

Tụt sụn do sốc ổ gà hoặc đường xóc

Việc đi xe máy sau khi nâng mũi tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Những cú va chạm nhẹ cũng có thể khiến sụn mũi bị xô lệch, gây biến dạng dáng mũi. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra đau nhức và thậm chí phải phẫu thuật lại để khắc phục.

Ánh nắng mặt trời làm vết mổ sẽ bị mẩn đỏ và phồng rộp

Trong khoảng thời gian hồi phục sau nâng mũi, nếu bạn chủ quan tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không che chắn kỹ vùng mũi, vùng da xung quanh vết mổ sẽ bị mẩn đỏ và phồng rộp, gây đau nhức vùng mũi. 

Không chỉ vậy, ánh nắng mặt trời còn có thể làm da mũi yếu đi và dễ khiến sụn mũi bị lộ ra ngoài. Theo một nghiên cứu y khoa, bức xạ mặt trời có thể làm sưng và bầm tím trên mũi nặng hơn từ 1-2 tháng. 

Chính vì những lý do trên, bạn nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ để nếu có vấn đề xảy ra vẫn có thể xử lý kịp thời. 

Cần làm gì khi đi xe máy sau khi nâng mũi?

cần làm gì khi đi xe máy sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi, việc đi xe máy là điều cần hết sức lưu ý để bảo vệ dáng mũi mới

Sau khi nâng mũi, việc đi xe máy là điều cần hết sức lưu ý để bảo vệ dáng mũi mới. Để đảm bảo an toàn và giúp mũi nhanh hồi phục, bạn nên:

Đi chậm và tránh ổ gà, đường xóc: 

  • Lựa chọn những tuyến đường ít xe cộ, hạn chế đi vào giờ cao điểm.
  • Đi với tốc độ vừa phải, tránh tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột.
  • Quan sát kỹ đường đi và chủ động tránh ổ gà, ổ voi, vật cản.

Che chắn cẩn thận:

  • Dùng khẩu trang: Che chắn mũi bằng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải mềm để tránh bụi bẩn, khói bụi xâm nhập vào vết thương.
  • Mặc quần áo thoải mái: Chọn trang phục mềm mại, không bó sát vùng mặt để tránh cọ xát vào mũi.

Không đội mũ bảo hiểm trùm đầu:

Chọn loại mũ bảo hiểm ¾ đầu vừa vặn, không quá chật hoặc quá lỏng để đảm bảo an toàn mà không gây áp lực lên mũi.

Lưu ý: Thời gian phục hồi sau nâng mũi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và kỹ thuật phẫu thuật. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thời điểm thích hợp để đi xe máy và các hoạt động khác.

KẾT

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc hạn chế đi xe máy sau khi nâng mũi. Để dáng mũi mới được hoàn thiện đẹp nhất, bạn nên kiêng khem đi xe máy trong vài ngày đầu. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy trang bị đầy đủ khẩu trang, mũ bảo hiểm và lựa chọn những tuyến đường bằng phẳng để hạn chế tối đa các tác động lên mũi. Đồng thời, đừng quên chăm sóc mũi theo đúng hướng dẫn của BS Trung để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhé. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *