Nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không nếu gặp vấn đề hoặc chưa ưng ý là thắc mắc của không ít người. Câu trả lời của bác sĩ Trung là hoàn toàn có thể.
Nội dung bài viết
- 1 Nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không?
- 2 Khi nào thì có thể sửa lại mũi sau khi nâng mũi cấu trúc?
- 3 Những lý do nào cần sửa lại mũi sau khi nâng mũi cấu trúc?
- 4 Quá trình sửa lại mũi sau khi nâng mũi cấu trúc có phức tạp không?
- 5 Cần chuẩn bị gì trước khi sửa lại mũi sau nâng mũi cấu trúc?
- 6 Sửa lại mũi cấu trúc có đạt được kết quả thẩm mỹ như mong đợi không?
- 7 Hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu đúng cách:
Nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không?
Với thắc mắc nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không thì câu trả lời là CÓ THỂ sửa lại được bằng phương pháp nâng mũi tái cấu trúc Mega S của bác sĩ Võ Thành Trung. Phương pháp này sẽ tái lập lại hoàn toàn cấu trúc mũi bị vẹo, lệch sóng và mang lại dáng mũi mới hoàn hảo, thẳng tấp tự nhiên, loại bỏ mọi biến chứng hiện có. Tùy vào tình trạng biến chứng của mũi mà mức độ khắc phục được khuyết điểm có thể đạt từ 70-90%.

Khi nào thì có thể sửa lại mũi sau khi nâng mũi cấu trúc?
Việc sửa lại mũi nên được xem xét sau khi mũi đã hoàn toàn hồi phục và ổn định, thường là sau 6 đến 12 tháng. Điều này giúp đảm bảo rằng các mô đã lành hẳn và sẵn sàng cho phẫu thuật tiếp theo.
Những lý do nào cần sửa lại mũi sau khi nâng mũi cấu trúc?
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật khá phức tạp so với những phương pháp nâng mũi thông thường, vì vậy nếu không sáng suốt lựa chọn đúng kỹ thuật này sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” gây những hậu quả khôn lường. Trường hợp mũi hỏng sau phẫu thuật xảy ra chủ yếu bởi những lí do sau:
Chuyên môn của bác sĩ thực hiện: Việc lựa chọn bác sĩ phẫu thuật nâng mũi cấu trúc ảnh hưởng đến 90% sự thành công của ca phẫu thuật. Bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn cao sẽ kiểm soát được những rủi ro trong ca phẫu thuật và hạn chế tối thiểu mức độ xâm lấn. Ngược lại, bác sĩ có tay nghề còn non yếu sẽ khó mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và tính an toàn cho những ca phẫu thuật phức tạp, điển hình là phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.

Chất liệu sụn: Chất liệu sụn giúp nâng cao sống mũi và tái tạo hoàn toàn cấu trúc mũi. Nếu không tuân thủ các tiêu chí dưới đây, mũi sau khi nâng có thể gặp biến chứng và không duy trì được lâu dài. Sụn tự thân lấy từ chính cơ thể phải đảm bảo theo quy trình phẫu thuật khép kín, thực hiện trong phòng mổ vô trùng hoàn toàn, đảm bảo không lây nhiễm và không kích ứng.
Chăm sóc hậu phẫu: Chăm sóc vết thương sơ sài, không đúng cách là nguyên nhân khiến mũi sau khi nâng dễ gặp biến chứng. Để tránh tình trạng này, sau khi nâng mũi cấu trúc, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, không vận động mạnh, không tiếp xúc với nước và khói bụi trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Vệ sinh vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Quá trình sửa lại mũi sau khi nâng mũi cấu trúc có phức tạp không?
Sửa lại mũi có thể phức tạp hơn so với phẫu thuật lần đầu, vì phải xử lý các mô đã từng phẫu thuật. Tuy nhiên, với bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, việc này hoàn toàn có thể thực hiện an toàn và đạt kết quả mong muốn.
Cần chuẩn bị gì trước khi sửa lại mũi sau nâng mũi cấu trúc?
Trước khi sửa lại mũi, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ các hướng dẫn về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, cũng như chuẩn bị tinh thần cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Sửa lại mũi cấu trúc có đạt được kết quả thẩm mỹ như mong đợi không?
Nếu được thực hiện đúng cách bởi bác sĩ có kinh nghiệm, việc sửa lại mũi có thể mang lại kết quả thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, kết quả cũng phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của mũi và cách chăm sóc sau phẫu thuật.
Xem thêm: Tiêm filler rồi có nâng mũi được không
Hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu đúng cách:
• Không nên tác động mạnh hay massage vùng mũi trong khoảng 1 tuần sau khi nâng mũi;
• Không ăn các thức ăn mà bản thân bị dị ứng;
• Cắt chỉ và tái khám theo chỉ định của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất;
• Uống nhiều nước, bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại nước trái cây tốt cho việc làm lành viết thương nhanh chóng như nước ép táo, đu đủ, cam…
• Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu đạm và vitamin để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi nâng mũi
• Bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ Plasma lạnh trong chăm sóc hậu phẫu giúp vết thương sau phẫu thuật hạn chế tình trạng sưng, bầm, biến chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục chỉ sau 4 – 5 ngày thực hiện (tùy vào cơ địa mỗi người).

Mặc dù là tái phẫu thuật nâng mũi, thế nhưng quý khách hàng có thể yên tâm về độ an toàn bởi chúng tôi có bác sĩ Võ Thành Trung – bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ với gần 20 năm kinh nghiêm đã từng thực hiện hàng nghìn ca nâng mũi cấu trúc và nâng mũi tái cấu trúc thành công với tỉ lệ cực cao.

Mọi ca phẫu thuật đều tiềm ẩn rủi ro, bao gồm nhiễm trùng, sưng tấy kéo dài hoặc không đạt được kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bác sĩ có tay nghề cao, những rủi ro này có thể được giảm thiểu. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về việc nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không nhé.