Sưng đau viêm là một hiện tượng bình thường sau phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu nâng mũi sau 1 tháng bị sưng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý để điều trị kịp thời.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây được chia sẻ bởi Bác sĩ Võ Thành Trung – Bác sĩ chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ để biết thêm thông tin chi tiết về lý do nâng mũi sau 1 tháng vẫn bị sưng và cách khắc phục hiệu quả khi gặp tình trạng này nhé!
Nội dung bài viết
Nâng mũi bao lâu thì hết sưng?
Nâng mũi bao lâu thì hết sưng? Thông thường sau 7 – 10 ngày nâng mũi sẽ dần ổn định, bớt sưng và lành vết thương.Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và cách chăm sóc hậu phẫu của từng người mà thời gian hết sưng sau nâng mũi sẽ khác nhau.
Dưới đây là một số dấu hiệu sưng đau sau nâng mũi qua từng giai đoạn:
- 1 – 3 ngày đầu: Khuôn mặt có biểu hiện sưng tấy, đầu mũi to ra, bầm tím và nghẹt mũi.
- 3 – 7 ngày sau: Bầm tím và sưng chuyển sang màu vàng nhạt. Tình trạng sưng đau giảm dần.
- Sau 7 ngày: Mũi đã hết sưng nhưng vẫn chưa rõ hình dáng. Bạn có thể nhận thấy sống mũi và đầu mũi to hơn bình thường.
- Sau 1 tháng: Dáng mũi hết sưng và dần ổn định đối với người có cơ địa bình thường. Còn với cơ địa khó lành sẽ mất một thời gian để hết sưng và đau.
Nâng mũi sau 1 tháng bị sưng có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của BS Trung, để đánh giá tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ sứng tấy và các triệu chứng đi kèm.
Triệu chứng bình thường của cơ thể
Nếu sau 1 tháng, mũi của bạn chỉ hơi sưng nhẹ, không có triệu chứng đau đớn hay chảy máu gì thì đây được xem là triệu chứng bình thường sau phẫu thuật. Có thể là do cơ địa của bạn nhạy cảm, nên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với bình thường. Chỉ cần chăm sóc phù hợp, tình trạng sưng tấy có thể giảm trong 2 – 3 tuần tiếp theo.
Biến chứng sau phẫu thuật
Nếu sau 1 tháng, mũi của bạn vẫn còn sưng và kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây, rất có thể bạn đang gặp phải biến chứng sau phẫu thuật:
- Sưng đau kéo dài, có thể kèm theo mũi nóng đỏ và sốt nhẹ
- Sưng đỏ đi kèm chảy máu ở mũi
- Sưng và tiết dịch vàng có mùi hôi
- Sưng kết hợp với hiện tượng đỏ ở đầu mũi, lộ sụn, bóng dầu hoặc thủng da mũi
- Sưng đi kèm với dáng mũi bị lệch, mất cân đối
Đây đều là những dấu hiệu nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan, vì nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng kéo dài, thậm chí gây hoại tử mô mũi. Hậu quả là dáng mũi của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn.
Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nâng mũi sau 1 tháng bị sưng
Tình trạng sưng đau sau nâng mũi kéo dài hơn 1 tháng có thể do một trong những nguyên nhân sau:
Chất liệu sụn không tương thích với cơ thể
Nếu chất liệu sụn nâng không tương thích với cơ thể, mũi sẽ dễ bị sưng tấy, viêm nhiễm, nặng hơn là tình trạng đào thải sụn. Đề tránh tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sụn nâng phù hợp.
Để tránh những biến chứng không mong muốn như tình trạng trên, bạn nên cân nhắc lựa chọn nâng mũi bằng sụn sinh học hoặc sụn tự thân. Các loại sụn này có tính tương thích cao với cơ thể, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và mang đến kết quả thẩm mỹ tự nhiên, bền vững.
Nâng mũi sau 1 tháng bị sưng do tay nghề bác sĩ
Bác sĩ không chỉ là người trực tiếp thực hiện phẫu thuật nâng mũi mà còn đóng vai trò tư vấn, giúp bạn lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp nhất. Với những bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác chính xác, tỉ mỉ, giúp bạn giảm thiểu đau đớn và sưng bầm sau phẫu thuật.
Khi bạn lựa chọn nâng mũi tại BS Trung, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề này. BS Trung với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ, với tiêu chí thẩm mỹ an toàn – chuẩn y khoa, sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu dáng mũi mơ ước.
Nếu đang có nhu cầu nâng mũi tại BS Trung, hãy điền thông tin đăng ký theo form phía dưới, đặt lịch ngay!
Nhiễm trùng mũi
Một trong những nguyên nhân khiến nâng mũi sau 1 tháng bị sưng đó là do mũi của bạn đã bị vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng sau nâng mũi thường xảy ra do không đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng trong quá trình phẫu thuật hoặc do chăm sóc vết thương không đúng cách.
Để tránh tình trạng này, bạn nên chọn những cơ sở thẩm mỹ có quy trình phẫu thuật khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn y khoa.
Do cơ địa của khách hàng
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, khả năng lành thương cũng khác nhau. Một số người có cơ địa dễ bị sưng, viêm, hoặc chậm lành hơn so với người khác.
Vận động mạnh sau nâng mũi
Trong vòng 1 tháng đầu sau nâng mũi, cấu trúc mũi vẫn còn chưa ổn định và dễ bị tổn thương. Việc vận động mạnh, va chạm hoặc tác động lực lên vùng mũi như nặn mụn, nằm sấp, chạy bộ có thể gây ra biến dạng, lệch lạc dáng mũi, thậm chí gây sưng đỏ và chảy dịch.
Nâng mũi sau 1 tháng bị sưng do chế độ chăm sóc hậu phẫu
Nếu không chăm sóc đúng cách, vết thương sau nâng mũi có thể bị nhiễm trùng, hoại tử, để lại sẹo xấu. Ngoài ra, việc ăn uống không điều độ, nghỉ ngơi không đủ giấc cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng sau khi nâng mũi sau 1 tháng bị sưng?
Khi gặp tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng, bạn không nên tự ý xử lý ở nhà mà cần ngay lập tức liên hệ hoặc đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ sưng và tổn thương kèm theo, bác sĩ sẽ có những giải pháp khác nhau, cụ thể:
Trường hợp nhẹ
Đối với những trường hợp sưng nhẹ kéo dài sau 1 tháng nâng mũi nhưng không kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như nhiễm trùng, chảy máu, lệch mũi hay lộ sụn, có một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà bạn có thể áp dụng:
- Liệu pháp lạnh: Dùng túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh chườm lên vùng mũi có thể giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Nên thực hiện 3-5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 7-10 phút. Nên nhớ bạn không được áp đá trực tiếp lên da để tránh tổn thương.
- Uống thuốc giảm sưng: Sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc chống viêm, tan bầm và kháng sinh nếu cần thiết. Việc tuân thủ phác đồ điều trị sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
- Massage nhẹ nhàng: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng mũi có thể kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn thận để tránh tác động trực tiếp lên vùng sụn mũi vừa nâng.
- Uống đủ nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ quá trình đào thải và tăng cường trao đổi chất. Nên ưu tiên nước lọc và nước ép trái cây tự nhiên, tránh các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa caffeine.
- Hạn chế vận động mạnh: Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động thể chất mạnh giúp giảm nguy cơ chấn thương vùng mũi. Việc này giúp bảo vệ mũi khỏi bị lệch hoặc biến dạng, từ đó giúp quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ hơn.
Trường hợp nặng
Trong trường hợp sưng nề kéo dài sau 1 tháng nâng mũi kèm theo các triệu chứng như đầu mũi sưng đỏ, sốt nhẹ hoặc tiết dịch có mùi khó chịu, đây có thể là dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng. Việc đến bác sĩ để kiểm tra là điều cần thiết lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp, thường sẽ có 2 hướng giải quyết như sau:
- Xử lý nhiễm trùng: Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, dù ở mức độ nhẹ, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng hoại tử. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp, kết hợp với hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh và chăm sóc vùng mũi tại nhà.
- Điều chỉnh sụn mũi không tương thích: Trường hợp có thể phản ứng với vật liệu cấy ghép, biểu hiện qua việc sụn mũi bị cong vẹo hoặc lệch không thể điều chỉnh bằng biện pháp chỉnh sửa, hoặc khi tình trạng nhiễm trùng quá nặng, bác sĩ có thể đề xuất phương án loại bỏ vật liệu cấy ghép gây vấn đề, đồng thời xử lý các tổn thương để phục hồi cấu trúc mũi.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, việc tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ thẩm mỹ có uy tín và kinh nghiệm và vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp xử lý vấn đề một cách triệt để, mà còn giúp bảo tồn kết quả thẩm mỹ lâu dài, đồng thời bảo vệ sức khỏe của bạn.
KẾT
Hy vọng với những thông tin mà BS Võ Thành Trung chia sẻ về Nâng mũi sau 1 tháng bị sưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này hiệu quả. Nhìn chung, đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất và hạn chế được tối đa các biến chứng không mong muốn như bị sưng tấy kéo dài, nhiễm trùng,….bạn cần lựa chọn nơi nâng mũi uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thẩm mỹ, Bác sĩ Trung chính là sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn có thể an tâm thực hiện phẫu thuật nâng mũi mà không cần lo lắng sẽ để lại biến chứng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE 1800 6653 để được tư vấn, thăm khám và nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.